Hướng dẫn cách pha trà lá vối chuẩn xác nhất

1. Nước lá vối có tác dụng gì? 

Nước lá vối là một loại nước dân dã, dễ làm, dễ uống, lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt với người mắc hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, bệnh gout,… Với người dân đồng bằng Bắc bộ, loại nước này hẳn là không còn xa lạ, vì nó đã đi vào cuộc sống hàng ngày, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết được cách để pha một ấm nước lá vối thơm ngon, tốt cho sức khỏe sao cho đúng cách nhất phải không ạ. Nếu vậy, hãy cùng Tralavoi.com tìm hiểu về cách nấu nước lá vối sao cho chuẩn nhất, thơm ngon nhất nhé.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lá vối. Nếu bạn chỉ mới biết về tác dụng thanh nhiệt giải khát của nước lá vối thì sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua rằng nước lá vối còn có rất nhiều công dụng rất hay và tốt cho sức khỏe cũng như có thể trị được một số bệnh rất hiệu quả.

Các nhà khoa học đã phân tích các thành phần có trong lá vối và phát hiện ra rằng, ngoài thành phần chính là tanin, các khoáng chất, vitamin và tinh dầu, lá vối còn chứa các chất có tác dụng kháng sinh, có khả năng hạn chế tác động của các loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, … do đó nhân dân ta ngày xưa lấy lá cối tươi để vò nát rồi nấu đặc để bôi lên các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc gội đầu chữa chốc lở. Ngoài ra, lá vối còn có các flavonoid và steroid do đó nước lá vối có tính kháng viêm, khả năng chống oxy hóa… do đó nước lá vối còn được dùng ở các bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch như bệnh rối loạn mỡ máu, bệnh gout,… Nhờ có tanin và các chất kháng sinh mà lá vối có thể chữa được các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời các vitamin, chất khoáng giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nước lá vối còn được sử dụng cho phụ nữ mang thai vì khá lành tính và giúp phụ nữ mang thai ăn uống ngon hơn và sẽ có nhiều sữa sau khi sinh.

2. Hướng dẫn cách pha trà lá vối chuẩn xác nhất:

Nước lá vối có thể được pha bằng lá vối tươi hoặc lá vối khô. Tuy nhiên vì lá vối tươi có tính kháng khuẩn mạnh như đã kể trên, do đó uống nước lá vối tươi, các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt và có thể dẫn tới tình trạng hao huyết, do đó người ta thường sử dụng lá vối khô hoặc lá vối tươi đã được ủ. 

Sau đây Tralavoi.com xin hướng dẫn cách pha trà lá vốichuẩn xác nhất:

- Pha nước lá vối bằng lá vối tươi: lá vối tươi có thể dùng trực tiếp để pha nước uống, tuy nhiên lá vối tươi khi nấu nước thường có mùi ngái, làm giảm độ ngon của nước do nhựa và diệp lục trong lá còn nhiều. Do đó người ta thường dùng lá vối tươi để ủ, sau đó mới pha nước. Khi chọn lá vối để ủ, chần chọn lá to, lành lặn, không nát hay bị sâu ăn, bỏ cuống lá. Có 2 cách ủ lá vối vẫn thường được nhiều người thực hiện từ xưa đến nay.

+    Cách ủ thứ nhất: Ủ lá vối bằng rơm, lá chuối, chum vại: Lá vối tươi sau khi được chọn lựa kỹ được rửa sạch, để ráo nước. Dùng một cái chum khô, lót vào bên dưới một lớp rơm rạ hoặc thay bằng lá chuối, sau đó, cho lá vối vào chum. Lót lên phía trên một lớp lá chuối hoặc rơm cho thậy dày. Sau đó úp sấp chum xuống đất ở nơi thoáng mát. Sau một thời gian ( tùy theo mùa), khoảng 2-4 ngày, lấy lá vối ra, phơi khô rồi cất vào túi nilon dùng dần. Trường hợp không có chum, bạn vẫn có thể sử dụng thúng hoặc bồ và làm tương tự nhưng không cần úp thúng hoặc bồ xuống, để một thời gian, đến khi lá đen đều thì lất ra rửa sạch và phơi khô. Dùng chum vại để ủ sẽ tốt và ngon hơn vì chum vại có khả năng giữ độ ẩm và giữ nhiệt tốt hơn. Khi lấy lá ra, lá sẽ chín tới và đều và khi lấy ra phơi, lá phải ngả màu vàng, chuyển đen đều nhau.

+    Cách ủ thứ 2: Lá vối sau khi chọn lựa kỹ đem rửa sạch, cắt lá làm 3 rồi ngâm vào trong chậu nước sạch, để trong 3 ngày, thay nước mỗi ngày. Sau 3 ngày vớt ra để ráo phơi khô. Sau khi phơi thật khô, cất lá vối vào túi nilon buộc kín. Có thể để dành uống quanh năm.

- Cách nấu nước lá vối:

Lá vối tươi sau khi lựa bỏ lá không được tươi, không lành lặn, sâu bệnh, bỏ cuống,thì lấy một nắm lá vối ( không nên lấy quá nhiều vì không nên uống nước lá vối đậm đặc trừ khi được chỉ định để chữa bệnh) bỏ vào khoảng 1 lít nước, nấu sôi. Sau khi sôi có thể tắt bếp để nguội rồi uống trong ngày, hoặc có thể thêm vào một ít cam thảo sau khi nước sôi, chờ nước sôi lại rồi tắt bếp để nguội. Có thể nấu tương tự với lá vối đã được ủ hoặc lá vối khô.

-  Cách hãm lá vối:

Lá vối là dược liệu dạng mỏng nên có thể sử dụng phương pháp hãm, có thể đảm bảo các dược chất có trong lá vối không bị phân hủy.

Để hãm lá vối ta cần có một bộ ấm trà. Chuẩn bị lá vối như cách nấu.

Sau khi nấu nước sôi, dùng nước sôi để tráng qua bộ ấm trà rồi đổ đi. Sau đó cho lá vối vào ấm trà, cho nước sôi vào, lắc qua rồi đổ nước đi lần nữa, sau đó mới rót nước sôi vào và để trong 10-15 phút. Sau đó uống bình thường. Có thể rót thêm nước sôi vào 2 lần nữa sau khi đã uống hết lần hãm thứ nhất để lấy hết dược chất có trong lá vối.

Hy vọng bài viết từ Tralavoi.com đã giúp bạn có thể pha một ấm trà lá vối thật thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách ủ lá vối tươi của người miền Bắc

Kinh nghiệm phân biệt cây vối nếp và cây vối tẻ tránh nhầm lẫn